Image default
Đời sống tin tức

Các trường hợp bị hủy hóa đơn giá trị gia tăng DN cần biết

Khác với hóa đơn bán hàng trực tiếp, hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn chính thức do Bộ tài chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị hủy hóa đơn giá trị gia tăng. Vậy các trường hợp này là gì?

Các trường hợp bị hủy hóa đơn GTGT

Theo quy định, các trường hợp bị hủy hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm:

Thứ nhất là Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

Thứ hai là tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn. Việc hủy hóa đơn trong trường hợp này phải tuân theo quy định cụ thể như sau:

– Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

– Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng. Trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

Thứ ba là trường hợp các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Thứ tư là các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lưu ý:

– Nếu trong trường hợp viết sai hóa đơn GTGT thì chỉ cần thực hiện việc lập biên bản thu hồi hóa đơn mà không cần phải làm thủ tục hủy hóa đơn.

-Đối với trường hợp hóa đơn viết sai đã kê khai thì lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh (Không phải hủy hóa đơn)

Trình tự hủy hóa đơn giá trị gia tăng

Để thực hiện việc hủy hóa đơn giá trị gia tăng, các doanh nghiệp thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Lập bảng kê các hóa đơn cần hủy. Trên đó ghi chi tiết: tên, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn cần hủy.

Bước 2: Lập và gửi đề nghị hủy hóa đơn cho cơ quan thuế. Thể hiện đầy đủ các nội dung: loại hóa đơn, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số…đến số…, lý do hủy.

Bước 3: Thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện ban lãnh đạo, đại diện phòng kế toán.

Bước 4: Tiến hành hủy hóa đơn.

Bước 5: Lập biên bản hủy hóa đơn có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong hội đồng hủy hóa đơn. Và các thành viên này phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc hủy hóa đơn. 

Nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng được thực hiện như thế nào? 

Khi kê khai thuế cần phân biệt rõ thuế và phí bảo vệ môi trường

Bước 6: Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn.

Ngoài ra cần phải lưu ý, hồ sơ hủy hóa đơn giá trị gia tăng đã được quy định cụ thể tại điểm d khoản 3 điều 29 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC, do đó, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc triển khai thực hiện nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu công việc thực tiễn.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được các quy định về việc các trường hợp phải thực hiện hủy hóa đơn giá trị gia tăng, cách hủy, trình tự hủy và quy định về hồ sơ hủy hóa đơn giá tri gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn.

 

Các bài viết liên quan: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Related posts

Bsc Scan là công cụ gì trong hệ sinh thái Binance Smart Chain?

Bùi Hương Thảo

Bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả

Bùi Hương Thảo

Kinh nghiệm vàng chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Bùi Hương Thảo

Leave a Comment