Image default
Bệnh xương khớp

Các dấu hiệu của căng cơ chân và biện pháp khắc phục

Căng cơ chân là tình trạng thường gặp ở những người vận động nhiều như các vận động viên, hoạt động thể lực quá mức, sai cách như đá bóng, chạy maraton,… Vậy căng cơ chân có những dấu hiệu gì và các biện pháp nào có thể sử dụng để sơ cứu nhanh, hiệu quả tại chỗ, các bạn cùng theo dõi bài viết sau nhé!

1 – Căng cơ chân là như thế nào?

Căng cơ chân là tình trạng của việc co kéo cơ quá mức dẫn đến tổn thương, thậm chí là rách cơ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự vận động quá mức hoặc vận động không đúng cách ở bắp chân. Khi bị căng cơ sẽ có những dấu hiệu bầm tím và đau tại chỗ cơ bắp đó.

Cùng tìm hiểu các dấu hiệu cụ thể ngay sau đây để biết kh nào bạn bị căng cơ chân nhé!

2 – Dấu hiệu của căng cơ chân

Những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị căng cơ chân đó là:

  • Sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương, cảm thấy bị đau khi đụng tới hoặc hoạt động nhẹ chỗ vết thương đó.
  • Chỗ cơ bị tổn thương đó đau ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  • Bạn cảm thấy cơ chân của mình bị hạn chế khi hoạt động đi lại.

Các dấu hiệu trên là triệu chứng chung của căng cơ chân. Tuy nhiên cung tùy vào trường hợp nặng nhẹ mà nó có sự khác nhau. Trường hợp bị căng cơ nhẹ, cơ có thể rách nhẹ nhưng vẫn có thể sử dụng nó như đi lại bình thường. Trường hợp nghiêm trọng khiến bắp chân bị đau đớn khiến việc đi lại hay cử động hạn chế.

Sưng tấy, tím là dấu hiệu điển hình của căng cơ chân

3 – Khi bị căng cơ chân nên làm gì?

Sơ cứu ban đầu khi bị căng cơ chân

Không chỉ căng cơ chân mà các căng cơ khác cũng có thể được sơ cứu tại nhà.

Sưng hoặc chảy máu do rách cơ nhẹ có thể sơ cứu bằng cách chườm đá, đồng thời khiến cơ được duỗi thẳng thoải mái. Khi chỗ bầm tím và vết thương nhẹ đi bạn cũng có thể chườm nóng để giảm sưng.

Sau đó là cần kiêng kỵ trong quá trình điều trị để đảm bảo sự hồi phục nhanh chóng:

  • Đảm bảo cơ bắp không bị tổn thương nặng hơn, cởi bỏ quần quần khỏi vùng tổn thương.
  • Chườm đá 20 phút mỗi ngày đến khi khỏi.
  • Nghỉ ngơi, tuyệt đối không vận động trong vài ngày.
  • Khi sang giai đoạn chườm nóng không nên chườm trực tiếp lên da mà qua một lớp vải hoặc khăn để tránh bỏng rát da.

Chườm đá kết hợp duỗi chân giúp khắc phục tình trạng căng cơ của chân

Giữ cho mình một chế độ tập luyện, sinh hoạt phù hợp

  • Tập thể dục mỗi ngày 30 – 60 phút.
  • Tránh căng cơ chân thì nên khởi động trước khi tập luyện.
  • Không tập một tư thế, vị trí quá lâu.
  • Mang giày thể thao thoải mái.

Lưu ý: Nếu chấn thương khi tự sơ cứu không hiệu quả, bạn phải đến gặp bác sỹ ngay khi bị căng cơ nặng để điều trị kịp thời.

Trên đây là những điều cơ bản bạn nên biết về căng cơ chân, chúc các bạn có một sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, tránh đường nguy hiểm không đáng có khi luyện tập.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết:

Viêm cột sống dính khớp – điều trị sớm phục hồi tốt

Các bài viết liên quan: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Related posts

Những nguyên nhân gây bệnh đau rễ thần kinh cột sống cổ

Bùi Hương Thảo

NGƯỜI BỆNH KHÔ KHỚP NÊN ĂN GÌ?

Bùi Hương Thảo

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Bùi Hương Thảo

Leave a Comment