Image default
Làm đẹp tin tức

Lấy cao răng có đau không? Những lưu ý khi lựa chọn địa điểm lấy cao răng

Cao răng là những cặn cứng của các muối vô cơ chứa canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm – mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng ở miệng, vi khuẩn, lắng đọng của huyết thanh (còn gọi là vôi răng).Cao răng tồn tại lâu ngày có thể phá hủy các mô nâng đỡ răng, không lâu sau khiến cho lợi tách ra khỏi mặt răng, để lộ vùng chân răng do bị tụt nướu. Nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể đối mặt với tình trạng lung lay, thậm chí là gãy rụng. Vì thế, các bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên dành thời gian đi cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh các bệnh nha khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, loại bỏ cao răng sẽ giúp hàm răng trắng sáng và thẩm mỹ hơn rất nhiều. Vậy lấy cao răng có đau không? Bạn nên lưu ý gì khi lấy cao răng? Hãy đến với bài viết của Nha khoa Oze để giải đáp thắc mắc nhé 


Lấy cao răng có đau không?

Hiện nay, trên mạng xã hội hoặc các trang thông tin điện tử, diễn đàn về nha khoa hay đăng tải ý kiến của một số người dùng, hoặc do khách hàng trực tiếp đặt câu hỏi về việc lấy cao răng có đau không hay ảnh hưởng đến nướu răng không. Những vấn đề này thường nhận được rất nhiều phản hồi, khiến không ít người cảm thấy lo lắng vì không biết thật hư thế nào.

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không?

Về cơ bản, lấy cao răng không gây tác hại gì đến răng nướu, cũng không làm nhức răng, bởi nó không xâm lấn nhiều đến men răng hay ảnh hưởng cấu trúc của răng. Tuy nhiên, thao tác lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, hơn hết phương pháp này vẫn có thể gây đau nhức, ê buốt răng nếu:

Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo

Trước đây, nhiều bác sĩ thường áp dụng biện pháp sử dụng máy thổi cát hay các dụng cụ chuyên dụng cầm tay để loại bỏ mảng bám trên răng. Thao tác này một mặt sẽ gây ra cảm giác ê buốt cho răng, mặt khác không làm sạch hết các mảng bám trên răng.

Hơn hết, nếu bác sĩ thực hiện lấy cao răng không cẩn thận, thao tác cẩu thả có thể gây tổn thương đến nướu răng, dễ khiến bề mặt men răng trầy xước, bào mòn, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt răng, đặc biệt khi ăn nhai các loại thức ăn nhạy cảm.

Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo thường do công nghệ và bác sĩ thực hiện

Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo thường do công nghệ và bác sĩ thực hiện

Cấu trúc răng yếu, nền răng không bền vững

Ở một số người có nền răng và cấu trúc răng yếu, tức là răng và xương hàm không được bền chắc do di truyền, răng đang tổn thương hoặc mắc các bệnh lý răng miệng…Lúc này, dù thực hiện lấy cao răng bằng phương pháp nào thì sau khi tiến hành răng cũng dễ đau nhức, ê buốt.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách tự lấy cao răng ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Ngâm chân trị xuống máu chân – cách chữa bệnh toàn diện

5 phương pháp chăm sóc mắt loạn thị đúng cách

Men răng bị bào mòn quá nhiều 

Khi ăn nhai, hoạt động của hàm răng sẽ tạo ra ma sát khiến răng bị mòn men, bên cạnh đó nếu thực hiện chải răng quá mạnh, chải không đúng cách và đúng chiều gây tổn thương men răng. Men răng bị mòn khi lấy cao răng sẽ khiến răng ê buốt, cho dù đó chỉ là tác động nhẹ.

II. Cách lấy cao răng không đau như thế nào? 

Đến với  nha khoa Oze, bạn sẽ được trải nghiệm các bước trong quy trình lấy cao răng Canvitron BP 8.0 giúp đánh bật mảng bám sau một lần thực hiện duy nhất. Hơn thế nữa, kỹ thuật này không những không gây đau đớn mà còn đem lại cảm giác dễ chịu nên phòng nha được rất nhiều khách hàng lựa chọn và tin tưởng.

Quy trình lấy cao răng tại nha khoa Oze

Quy trình lấy cao răng tại nha khoa Oze

Dưới đây là 3 bước lấy cao răng cơ bản bằng máy siêu âm Canvitron BP 8.0

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

 Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát khoang miệng khách hàng nhằm xác định cấp độ của mảng bám và đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng thực tế. 

Bước 2: Lấy cao răng siêu âm

Thiết bị siêu âm dạng ống đảm bảo sẽ đánh bay những mảng bám cứng đầu còn lưu lại trên thân răng khách hàng. Đầu ống rất nhỏ, chuyển động hình elip, giúp điều khiển tốt hướng đi của bước sóng, dễ dàng lấy đi các mảng bám một cách triệt để mà không hề xâm lấn đến nướu.

Trong suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ không hề có cảm giác khó chịu, ê buốt hay đau đớn mà chỉ hơi châm chích nhẹ và chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi quá trình lấy cao răng kết thúc. 

Bước 3: Đánh bóng răng 

Đánh bóng bề mặt răng bằng thiết bị lấy cao răng là bước cuối cùng trong quá trình, với mục đích giúp mặt răng trơn láng đồng thời làm giảm tối đa sự tích lũy của mảng bám về sau.  

Các khách hàng trải nghiệm dịch vụ này đa phần đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối nên không cần phải tái khám, có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí của mình.

Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm mới

Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm mới

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa cao răng quay trở lại, bạn cần thực hiện:

  • Chải răng sạch sau khi ăn

  • Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ giữa 2 răng

  • Dùng nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng miệng

  • Thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng bất thường

Lấy cao răng có đau không phần lớn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn. Do đó, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng nha khoa uy tín với ứng dụng công nghệ hiện đại và đảm bảo an toàn, nha khoa Oze luôn tự hào là nơi giúp bạn tự tin khoe nụ cười rạng rỡ ở bất cứ lúc nào.

Không những quy tụ đội ngũ chuyên gia bác sĩ có trình độ chuyên môn cao mà  nha khoa Oze còn luôn cập nhật hệ thống trang bị máy móc hiện đại nhất, đem lại cho khách hàng cảm giác hài lòng mỗi khi tới trải nghiệm dịch vụ. Mọi vấn đề băn khoăn liên quan tới dịch vụ lấy cao răng, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ nha khoa Oze để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất! 

Các bài viết liên quan: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Related posts

Những thay đổi trong mức xử phạt vi phạm về phí, lệ phí

Bùi Hương Thảo

TT68/2019/TT-BTC quy định như thế nào về định dạng HĐĐT

Bùi Hương Thảo

Gỗ công nghiệp ốp tường trong nhà có nhiều ưu điểm nổi bật hấp dẫn người tiêu dùng

Bùi Hương Thảo

Leave a Comment