Image default
Bệnh xương khớp

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Bệnh lao cột sống là bệnh chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh lao xương khớp(chiếm 1/3 các trường hợp). Vậy bệnh lao cột sống là gì? bệnh có nguy hiểm không? Bệnh được phát hiện mà mô tả vào cuối thế kỷ thứ XIX do một thầy sản phẩm ngoại khoa người Anh có tên là Percivall Pott nên bệnh lao cột sống còn được gọi là bệnh Pott. Đối rất ít gặp ở các nước phát triển, còn ở nước ta sô lượng mắc bệnh vẫn còn rất nhiều.

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Bệnh lao cột sống.

Lao cột sống thường xuất hiện sau lao phổi, màng phổi và hạch tới 70%. Vi khuẩn lao đi đến cột sống thông qua đường máu. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi(chiếm tới 60%) đặc biệt là lao cột sống hay xuất hiện ở những người đã trải qua phẫu thuật ghép thận, ghép tim…

Vi khuẩn lao thường gây tổn thương ở đốt sống và đĩa đệm cùng một lúc, hay gặp là 2 đốt sống trên dưới và 1 đĩa đệm ở giữa. Vùng lưng và thắt lưng chiếm tới 90% trường hợp.

Bệnh lao cột sống sẽ được hỗ trợ chữa khỏi gần như hoàn toàn nếu như phát hiện và hỗ trợ điều trị một cách kịp thời.

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Triệu chứng bệnh lao cột sống được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Giai đoạn khởi phát.

1: Dấu hiệu cơ năng đau là chủ yếu

Đau tại chỗ: Đau cột sống khi bị tổn thương và đau một chỗ không thay đổi, đau tăng lên khi vận động, đi lại hay mang vác vật nặng…. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi, nhưng đau lại tăng dần vào buổi đêm khiến người bệnh rất khó chịu.

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Lao cột sống khiến bệnh nhân bị đau đớn.

Đau kiểu rễ: Do tổn thương chèn ép vào một vài nhánh của rễ dây thần kinh, đau lan theo các bộ phận khác theo đường đi của rễ dây thần kinh. Đau thường gắt lên khi ho, hắt hơi……

2: Dấu hiệu qua thăm khám

Cột sống cứng đờ không giãn ra khi cúi, khiến việc vận động của cột sống bị hạn chế. Khối cơ hai bên cột sống có thể bị co cứng, gõ nhẹ vào thì có cảm giác đau.

Dấu hiệu toàn thân: Có thể thấy dấu hiệu nhiễm lao, khi khám thì thấy có trên 50% trường hợp tổn thương đến phổi(lao phổi, màng phổi, hạch….).

3: Chụp X-quang

Chụp X-quang rất quan trọng trong việc chẩn đoán. Các dấu hiệu khi chẩn đoán: Đĩa đệm hẹp so với các đoạn khác; thân đốt sống bị nham nhở, mờ phần trước và mặt trên; Để thấy rõ nhất tổn thương nên chụp cắt lớp vi tính(CT Scanner).

Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát

Khi không được chẩn đoán và hỗ trợ chữa trị kịp thời, sau một thời gian tiến triển bệnh dần dần gây tổn thương và phá hủy đốt sống và thoát vị đĩa đệm, tạo thành các túi abcès lạnh lớn, đồng thời gây biến dạng cột sống và chèn ép cột sống.

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Lao cột sống gây biến dạng cột sống.

Ở giai đoạn này cơn đau thường nặng hơn và kéo dài hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu, có thể thấy một đốt sống lồi ra phía sau khi nhìn nghiêng. Cơ thể ở giai đoạn này đã bị ảnh hưởng rất lớn, cơ thể suy mòn; các cơ quan đĩa đệm, thân đốt sống bị phá hủy gần như hoàn toàn, có thể bị loét mông do nằm lâu hay tình trạng viêm màng não tủy.

Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối

Khi không được hỗ trợ điều trị và cơ thể quá suy yếu, bệnh trở lên nặng dần, liệt nặng hoặc chết vì nhiễm khuẩn phụ. Lao lan sang các bộ phận khác nhất là lao màng lão tùy, lao màng tim, màng phổi và chết dần do suy mòn. 

Hỗ trợ điều trị lao cột sống

Hỗ trợ điều trị nội khoa: Sử dụng các loại sản phẩm chống lao theo chỉ dẫn.

hỗ trợ điều trị kịp thời và sớm nhất khi có thể, phối hợp tối thiểu 3 loại sản phẩm chống lao: Rimifon, Streptomycin, Pyrazinamid, Ethambutol, Rifampicin … trong 3 tháng đầu, khi sang tháng thứ tư giảm bớt sản phẩm và tiếp tục dùng sản phẩm từ 6 đến 12 tháng, mỗi tuần dùng 2 – 3 ngày.

Tìm hiểu về bệnh lao cột sống là gì và cách hỗ trợ điều trị?

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị lao cột sống.

Trong thời gian này nên kiểm tra tình trạng cơ thể một cách thường xuyên, tránh những tác dụng phụ. Kèm theo ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hỗ trợ điều trị ngoại khoa: Chỉ áp dụng cho các trường hợp như: Lao cột sống có nguy cơ ép tủy hoặc đã ép tủy, lao có ổ abcès lạnh nằm ở tại chỗ hoặc đã di chuyển ra xa, lao gây tổn thương và phá hủy đầu xương nặng gây trật khớp hay bán trật khớp.

Phương pháp mổ: Mổ sớm sau hỗ trợ điều trị nội khoa một thời gian, sau khi mổ xong tiếp tục hỗ trợ điều trị nội khoa từ 6 đến 12 tháng. Sau khi mổ cần cố định bằng bột từ 2 đến 3 tháng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lao cột sống nếu có câu hỏi hay thắc mắc có thể liên lạc trực tiếp tới địa chỉ phòng khám khớp để được tư vấn và hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả nhất.

Lưu ý: Tuỳ theo cơ địa của từng người mà các phương pháp ở trên có tác dụng khác nhau

Các bài viết liên quan: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Related posts

NGƯỜI BỆNH KHÔ KHỚP NÊN ĂN GÌ?

Bùi Hương Thảo

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không, chi phí có đắt không

Bùi Hương Thảo

Những nguyên nhân gây bệnh đau rễ thần kinh cột sống cổ

Bùi Hương Thảo

Leave a Comment