Image default
Đời sống tin tức

Những điều bạn nên biết về bệnh parkinson ở người già

Bệnh parkinson ở người già là một trong những căn bệnh rối loạn hệ thần kinh gây ra khó khăn khi vận động. Hiện nay chúng ta không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng vẫn có thể khắc phục, ngăn chặn các triệu chứng liên quan để người bệnh thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Mục lục


I. Bệnh parkinson ở người già

1. Giai đoạn và triệu chứng của bệnh Parkinson

Một số triệu chứng của bệnh parkinson ở người già mà ai cũng nên biết để có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân:

  • Mệt mỏi, đau cơ, tay bị run dẫn đến việc khó thực hiện các động tác như đi tất, tra chìa khóa)

  • Sau khi bệnh đã được thời gian dài thì sẽ xuất hiện run tay, chân, lưỡi nhưng thông thường sẽ ở 1 bên cơ thể. Hiện tượng này có thể thấy hết khi vận động nhưng lại tiếp diễn ngay sau đó mà không mất hoàn toàn. 

  • Các cơ bị co cứng ở hầu hết các nhóm cơ gây khó khăn khi đi lại, đây được xem là một triệu chứng quan trọng nhất để bạn có thể nhận biết bệnh trong thời gian đầu.  

  • Bên cạnh đó cũng có những triệu chứng như các đầu ngón tay bị phù, sưng tím, có tới 40% người bệnh bị trầm cảm lo âu, có ảo giác, hoang mang nhưng trí tuệ vẫn rất tốt. 

Biểu hiện run tay chân ở bệnh nhân bị bệnh parkinson

Biểu hiện run tay chân ở bệnh nhân bị bệnh parkinson

Bệnh parkinson ở người già phát triển qua 5 giai đoạn, hãy chú ý để biết được tình trạng sức khỏe của mình và có hướng điều phù hợp:

  • Giai đoạn 1: hiện tượng run chỉ xuất hiện ở 1 bên cơ thể, đây là mức độ bệnh nhẹ nhất và thường bị nhiều người bỏ qua vì nó không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

  • Giai đoạn 2: hiện tượng run bắt đầu xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể, bên cạnh đó do cơ bị cứng nên khi bạn khó vận động, thể hiện cảm xúc cũng rất khó khăn. Giai đoạn 2 thường xuất hiện khi giai đoạn 1 đã phát triển vài tháng hoặc vài năm. 

  • Giai đoạn 3: ở giai đoạn này thì phản xạ của người bệnh bị giảm đáng kể và gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đây được xem là giai đoạn quan trọng của bệnh parkinson ở người già vì ở giai đoạn này mọi thứ dường như dừng lại, người bệnh không thể tự đi lại và thực hiện các công việc hằng ngày. 

  • Giai đoạn 4: Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì người bệnh không còn có thể tự vận động mà gần như phải có người hỗ trợ. 

  • Giai đoạn 5: Người bệnh lúc này không thể di chuyển hay nằm liệt giường và cần sử dụng đến xe lăn .

2. Phương pháp điều trị bệnh parkinson ở người già

Dù không thể điều trị được hoàn toàn nhưng chúng ta cũng đã có những phương pháp để giảm thiểu những biến chứng, cản thiện triệu chứng để người bệnh có thể sống thoải mái hơn: 

  • Sử dụng thuốc: phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn 3, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nên việc chẩn đoán và có phác đồ điều trị rõ ràng là vô cùng cần thiết. Bạn không nên tự ý mua để uống nếu không có bất kỳ sự chỉ định nào của bác sĩ. 

  • Phẫu thuật: bao gồm phẫu thuật định vị. kích thích điện vùng thể vân và ghép mô thần kinh. Tuy nhiên phương pháp ghép mô thần kinh hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi vì đã có trường hợp sử dụng như thất bại. 

  • Hồi phục chức năng: không chỉ điều trị bằng thuốc mà song song với đó cần có hồi phục chức năng. Các biện pháp để hồi phục chức năng giúp người bệnh có thể dễ dàng hơn khi đi lại, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Xem thêm: Thoái hóa hoàng điểm

II. Một số bệnh lý thường gặp ở người già

1. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến ở người giá với cứ 5 người có độ tuổi ngoài 40 thì thì có 1 người bị mắc tiểu đường. Bệnh lý này gây ra rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người già. Hiện nay chúng ta đã có thể điều trị được bệnh tiểu đường ở người già khi phát hiện sớm, đồng thời giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Để điều trị hoàn toàn bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dụng và có thể sử dụng thuốc để giảm lượng đường trong máu. 

Những thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp cho người bị tiểu đường

Những thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp cho người bị tiểu đường

2. Bệnh đục thủy tinh thể

Khi ngoài 50 tuổi, mắt của chúng ta dần bị lão hóa, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mắt nên gây ra hiện tượng đục thủy tinh thể hay còn được gọi là bệnh cườm đá. Đây là bệnh lý gây giảm thị lực nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa ở người già. Để điều trị và ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể các bạn cần lưu ý chăm sóc mắt mỗi ngày và thực hiện thể dục, thư giãn cho mắt đều đặn. 

Một trong những dung dịch nhỏ mắt hàng đầu mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn là dung dịch nhỏ mắt Luvis. Nhờ thành phần tối ưu mà Luvis có thể được sử dụng mỗi ngày mà không gây kích ứng. Đây còn là sản phẩm chứa HA- một hoạt chất giữ ẩm cho mắt, đồng thời không có chất bảo quản nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm và sử dụng mỗi ngày để bảo vệ đôi mắt của mình. 

Dung dịch nhỏ mắt Luvis giúp bảo vệ đôi mắt của bạn mỗi ngày

 

Dung dịch nhỏ mắt Luvis giúp bảo vệ đôi mắt của bạn mỗi ngày

Vậy là bài viết về bệnh parkinson ở người già đến đây là hết rồi. Mong rằng những thông tin về bệnh parkinson cũng các bệnh lý thường gặp ở người già mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được cho các bạn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Lấy cao răng có đau không? Những lưu ý khi lựa chọn địa điểm lấy cao răng

>>> 5 phương pháp chăm sóc mắt loạn thị đúng cách

Các bài viết liên quan: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Related posts

Những thông tin mà bảng giá dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện cung cấp cho bạn là gì?

Bùi Hương Thảo

Những mẹo bố trí giúp ngôi nhà tối giản mà không hề trống trãi

Bùi Hương Thảo

Các phiên bản của Honda Blade 110 2020

Bùi Hương Thảo

Leave a Comment